Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Hồng Phúc - Huyện Ninh Giang

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Xã Hồng Phúc

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ

MIẾU TÂY ĐÀ PHỐ- XÃ HỒNG PHÚC

HUYỆN NINH GIANG - TỈNH HẢI DƯƠNG

 

      I - TÊN GỌI DI TÍCH:

      - Tên thường gọi: Miếu tây Đà Phố

      -Tên nôm: Miếu Làng Già

      Tên tự: Không có

       Miếu Tây Đà Phố là di tích lịch sử - văn hóa thuộc thôn Đà Phố, xã Hồng phúc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Di tích nằm tại phía tây thôn Đà Phố , nên nhân dân lấy tên thô, đặt cho miếu theo địa danh của địa phương.

       II - ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH- ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:

 1- Địa điểm phân bố di tích:

       Miếu Tây Đà Phố nằm trên gò đất giữa cánh đồng của thôn Đà Phố, mặt tiền quay về phía tây, nhìn ra ao miếu, phía bắc và phía nam giáp cánh đồng thôn, phía đông giáp đường. Di tích tọa lạc trên một khu đất cao ráo, là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

       * Lịch sử làng xã:

Từ khi lập làng đến nay, Đà Phố đã nhiều lần thay đổi tên gọi. Vào thế kỷVI, mảnh đất Đà Phố là làng Bản Lễ, thuộc Vũ Xá xã, thời Lê sơ là làng Đà Bồ( thời gian sau đổi thành Đà Phố), huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Sang thời Nguyễn thế kỷ 19 xã Đà Bồ thuộc tổng Bồ Dương, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đầu thế kỷ 20 Làng Đà Bồ đổi tên thành Làng Đà Phố, tổng Đà Phố, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Sau cách mạng tháng tám thành công, tháng 3 năm 1946, làng Đà Phố chuyển thành thôn, thuộc xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Hiện nay, xã Hồng Phúc có 3 thôn: Đà Phố, An Lãng, Phụ Dực.

Diện tích tự nhiên của xã la 517,8 ha diện tích nông nghiệp là 360ha, diện tích thôn Đà Phố là 196,69ha

 Dân số xã 4920 người, 1360 hộ, riêng thôn Đà Phố có 2610 người ,703 hộ, (Tính đến tháng 12 năm 2004).

* Về vị trí địa lý xã Hồng phúc:

-Phía Đông giáp xã Kiến Quốc,

- Phía Tây giáp xã Hưng Long và xã Hưng Thái

- Phía Nam giáp sông Luộc

- Phía Bắc giáp xã Tân Phong

Hồng Phúc là một miềm quê thanh bình của huyện Ninh Giang. Người dân nơi đây lấy nghề nông làm nghề chính, bản chất  thuần hậu, thật thà, chất phác, cần cù và đất đai màu mỡ đã giúp cho việc cấy lúa, chăn nuôi gia súc, và làm thêm nghề phụ đem lại cuộc sống khá ổn định. Những năm gần đây , Hồng Phúc đã có bước tiến trong nông nghiệp , phát triển ngành nghề, thay đổi cơ cấu, nên sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa, đời sống nhân dân địa phương từng bước được cải thiện.

Đã từ rất lâu đời, Hồng phúc có 3 thôn thì mỗi thôn đểu có nghề truyền thống. Đà Phố dệt và khổ hẹp bằng khung cửi tay, thu hút hầu hết sức lao động của phụ nữ, cụ già và trẻ em. Những năm sợi khan hiếm, nhiều gia đình đã chủ động trồng bông khéo sợi, tạo lấy nguyên liệu cho nghề dệt. Ngoài vải, Đà Phố còn dệt cả màn, vải và màn đẹp nổi tiếng trong vùng Ninh Giang và Quỳnh Côi. Thôn Phụ Dực có nghề phụ quan trọng là nghề xây, hầu hết nam giới trong làng đều biết làm thợ, một số người có tay nghề gioirn nên kinh tế khá giả. Thôn An Lãng do có địa hình cao, ruộng ven làng màu mỡ rất phù hợp với cây rau cận, nên rau cần của An Lãng rất được nhiều nơi ưa chuộng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Hồng phúc là một vùng đất được hình thành khá sớm trong lịch sử, mối thôn, làng đều có đình, chùa, miếu như: đình chùa Phụ Dực; đình chùa An Lãn; đặc bieeth thôn Đà Phố có nhiều di tích nhất, bao gồm 1 đình 02 chùa, 01 văn chỉ, 2 miếu Đông và miếu Tây. Tuy nhiên trải qua những biến cố lịch sử và thiên nhiên tàn phá, hầu hết các di tích bị hủy hoại, hoạc đã trở thành phế tích. Những di tích đã bị tàn phá trong chiến tranh ở các thôn đang dần được khôi phục lại, nét đẹp văn hóa truyền thống đã được khôi phục.

2- Đường đi đến

Từ thành phố Hải Dương (Tỉnh lị của tỉnh Hải Dương) theo tỉnh lộ 17A khoảng 28 km đến câu Me rẽ phải theo đường 210 đến ngã ba Đà Phố, tiếp tục ré trái theo đường liên xã khoảng 1km sau đó rẽ phải 380m thì đến di tích.

Đến di tích có thể bằng ô tô, xe máy, xã đạp rất thuận lợi dễ dàng.

III- SỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT ĐƯỢC THỜ:

Căn cứ vào thần tích, bia ký, sắc phong , câu đối , đại tự tại di tích, tài liệu lưu trữ tại Viện thông tin Khoa học xã hội và lưu truyền trong nhân dân thì : Miếu Tây Đà Phố tôn thờ hai vị tướng thời Triệu Quang Phục là Trương Uy, Trương Diệu. Thân thế và sự nghiệp của các ngài có thể tóm tắt như sau:

Hai anh em là bậc bề tôi có công lao lớn thời Triệu Việt Vương. Vị thứ nhất là “ Uy Linh Đại vương" vị thứ hai la “ Diệu Linh Đâị vương"

Nước Việt xưa, trời Nam mở mang vận nước, sao Dực- Chẩn cắt ngang chia cương lĩnh núi sông ró rệt. Từ trều Hùng vương mở mang vận nước, thánh tổ ứng hợp với cơ đồ 18 đời truyền nhau, hơn hai ngàn năm dưới thống trị. Cha truyền con nối kiếp nhau đều gọi là Hùng vương. Ngọc bạch sơn hà thống nhất, đó chính là tổ tiên của bách Việt vậy. Đến thời Lương Võ Đế, lấy tiêu Tư làm quan thái thú nước Vieetnj ta, hắn là người tham tàn, bạo ngược, khiến dân sinh nước Việt lầm than khổ cực, chưa từng có trong lịch sử. Bấy giờ có người Thái Bình,nước Việt ta họ Lý tên Bôn, văn vó song toàn, có khí chất của bậc đế vương, đứng lên khởi nghĩa ở Long Biên , lúc này Triệu Quang Phục làm tả tướng quân đánh một trận Tiêu Tư bại trận , Lý Bôn tự lập làm Lý Nam Đế. Sau khi Lý Nam Đế qua đời, quyền bính chuyển cho tả tướng quân Triệu Quang Phục. Quang Phục liền chuyển binh về đầm Nhất Dạ, châu Tự Nhiên, đạo sơn Nam Thượng phát hịch chiêu mộ anh hùng hào kiệt, chống lại quân Lương.

Truyền rằng: Trước đây tai xã Tiên Tích , huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc, có một tộc lớn họ Trương, tên húy là Quang, Công lấy vợ tại xã Tam Sơn bản huyện. Quang Công vốn gia truyền thi lễ, văn vó song toàn, thông minh lanh lợi. Triệu Việt Vương triệu về triều và phong cho ông làm phủ Hạ Hồng, 3 tháng sau Công nhàn du trong nội phủ, vào một hôm đến xã Vú Xá thì trời gần tối.  Phụ não mới về làng nghỉ, tại đây có người họ Hoàng, húy Điền Công có người con gái tên là Hồng Nương vừa tròn 18 tuổi, xinh đẹp tuyệt trần, lại tâm tòng tứ đức. Phủ quan liền mang hoàng kim ngũ bốt biếu Điền Công. Phủ Công liền gả cong gái cho. Phủ quan cùng Hồng nương trở về Phủ sĩ ( Cổ Am) ). Sau đó Hồng phu nhân có mang, thai vừa trong 11 tháng, vào ngày 15 tháng 8 năm Giáp Thìn, sinh được hai người con trai. Cha mẹ nuôi dưỡng chu đáo, ngày qua tháng lại đã được 5 năm, hai công đã hiểu âm luật . Phủ công cả mừng cho là phúc hữu trùng lai do trời ban vậy, liền đặt tên cho con trưởng là Uyy công, con thứ hai là Diệu công.Đến khi hai công trưởng thành cho đi học tại nhà cậu ngoại.

Từ đó, Trương Uy, Trương Diệu hết lòng đèn sách, gắng sức lập công danh, anh thì văn chương quán triệt, em thì võ nghệ tinh thông. Cậu ngoại thường khen rằng: “ Nhà này  sinh được hai con trai tài giỏi, có phúc văn võ xong toàn, ngày sau tôn chúa che chở cho dân". Đến khi nhà Lương sai quân sang đánh Triệu Việt Vương, trương Uy, trương Diệu nhận thấy thế lực còn yuues, bèn tập hợp nhân dân Vũ Xã trở về hương quán, gặp lúc phụ mẫu qua đời ( Ngày 15 tháng 5). Hai anh em trọn nơi đát tốt an táng gia đường, lại nghe tin Triệu Việt Vương phát hịch chiêu dụ anh tài hào kiệt khắp nơi để đánh quân Lương. Hai anh em liền về triều ứng thí, thấy hai công đều tài giỏi liền phong cho anh làm “ Tả Đô Đốc Uy tướng quân", phong cho em làm “ Hữu Đô Đốc Diệu tướng quân". Anh em chia đường đánh quân Lương, chém được Dương Sàn, quân lương đại bại. Trở về được Triệu Việt Vương ban cho hai công thực ấp tại xã Vũ Xá, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng. Từ đó thiên hạ thái bình. Triệu Đế lại gia phong cho Lưỡng Công ,một người làm “ Hiệp thống uy công đai thần quan" thăng đạo Hải Dương, kiêm Đông Quảng, Quảng Tây- ba đạo. Một người làm “ tổng thống Diệu Công đại thần quan" thăng 3 đạo Kinh Bắc, thái Nguyên ,Lạng Sơn được hơn 20 năm phú quốc bình cường, phong tục thần hậu, nhân dân sống yên vui, tất cả đều nhờ ơn hai Công vậy. Truyền rằng: Bấy giờ Trương Uy, Trương Diệu xin vua phụng đón sắc chỉ trở về Vũ Xá để lập sinh từ, Triệu Việt Vương Vương liền thủ bụt phê son cho hương Vú Xá binh lương, thuế lệ tất cả được miễn, cho hai anh em khi sống thì hưởng lộc, chết cho làm miếu thờ tự tại đây. Lưỡng Công giáo hóa nhân dân Vũ Xá được 3 năm lấy nhân nghĩa mà cố kết nhân tâm, để hòa mục mà tạo thành mỹ tục.

 Việt Vương ở ngôi được 20 năm,con rể là Nhã Lang lấy trộm móng rồng , nỏ thần đem về cho cha ruột là Lý Phật Tử. Lý Phập Tử liền mang 20 vạn quân đến đánh Việt Vương, vương thua chạy ra cửa biển Đại Nha mà hóa. Lý Phật Tử lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Hậu Lý Nam Đế. Trương Uy, Trương Diệu thề không đội trời chung liền nhổ kiếm phi về Vũ Xã, phát hịch chiệu mộ binh sĩ, anh hùng hào kiệt khắp nơi. Thiết lập đại bản doanh tại Hán Tri chiến với Hậu Lý Nam Đế. Được hơn 6 năm chưa phân thắng bại, binh lương thuế lệ tại xứ Đông đều thuộc lưỡng công. Lưỡng Công thích vui chơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp, vào một ngày đẹp trời, hai ông lên thẳng núi Yên Tử ngoạn cảnh, rồi hóa tại đây vào ngày 15 tháng 111năm Bính Ngọ (586). Hôm đó nhân dân Vũ Xã thấy Lưỡng vị Đại Vương đã hóa liền hành lễ bái lập hai miếu thờ tự tại ngay bản cung của Lưỡng Công.

 Hiện nay, tại di tích còn lưu giữ được 01 sắc phong dưới thời Nguyễn đó là

- 1 đạo sắc do vua Khải Định năm thứ 9 phong vào ngày 25 tháng 7 năm 1924

-Dịch nghĩa:

Ngày 25 tháng 7 năm thứ 9 niên hiệu Khải Định ( 1924).

Sắc cho xã Đà Phố huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương theo trước thờ phụng  “ Uy linh hiệu ứng hoàng diên mặc phù tôn thần", nguyên tặng “ Linh phù dực bảo Trung Hưng tôn thần"( Vị thần tôn kính linh thiêng phù hộ, giúp đỡ buổi Trung Hưng). Có công giúp nước che chở cho dân, linh thiêng hiển ứng đã được đội ơn ban cho sắc phong,cho phép phụng  thờ. Đến nay , trẫm vừa tròn 40 tuổi , lễ lớn chúc mừng. Đã từng ban cho chiếu bâu, ban ân rộng rãi. Lễ long trọng có phong tước vị, nổi tiếng tặng thêm: “ Đoan Túc Tôn Thần" ( Vị thần tôn kính, đoan trang, nhiêm túc). Đặc biệt cho phép xã phụng thờ, lấy ngày lế lớn làm ngày quốc khánh ghi vào kinh điển tế tự - Kính thay.

Miếu Tây Đà Phố không chỉ  là nơi thờ thành hoàng làng mà trong kháng chiến chống Pháp, và chống Mỹ nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương:

          Từ năm 1944 và sau cách mạng tháng 8 năm 1945, thời kỳ bí mật Miếu Tây là nơi liên lạc và hoạt động của Việt Minh, tuyên truyền vận động nhân dân chống Nhật, Nơi thành chi bộ Đảng cộng Sản Đông Dương Đà Phố; nơi Đại hôi Đảng bộ huyện Ninh Gang lần thư nhất, về thời gian, nhân chứng, sự kiện, còn được ghi lại dưới đây:

Thán 5 năm 1945 trung tâm Việt Minh huyện Ninh Giang bí mật phái thầy giáo Phạm Xuân Phong dậy học ở trường sơ đẳng tổng Đà Phố. Thầy giáo đã tổ chức nhóm Việt Minh Đà Phố gồm 3 đồng chí: Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Duy Thân, Hoàng Văn Bật và phát triển đến trước 19/8/1945 lên tới 32 đồng chí, đã tổ chức 5 cuộc tuyên truyền chống Nhật, ủng hộ Việt Minh; Cước vũ khí ở kho muối Ninh Giang và đêm 18 rạng ngày 19/8/ 1945 tham gia cướp chính quyền tại phủ lị Ninh Giang.

 Ngày 15 tháng 11 năm 1945 đồng chí Nguyễn Khoái được tỉnh ủy Hải Dương phái về Miếu tây Đà Phố, tổ chức kết lạp vào Đảng 3 đồng chí Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Duy Thân, Hoàng Văn Bật chi bộ này là tiền thân của Đảng bộ xã Hoonhf Phú, đây là chi bộ có sớm nhất huyện Ninh Giang.

Ngày 15 tháng 10 năm 1946 Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Giang lần thứ nhất được tổ chức tại Miếu Tây thôn Đà Phố, có 30 đại biểu được bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ huyện 7 đồng chí. Đồng chí Đàm Quang Vĩ được bầu làm Bí thư , Đại hội được đón đồng chí Nguyễn Chương, xứ ủy Bắc Kỳ về dự và chỉ đạo Đại hội.

 Năm 2000 Huyện ủy – UBND huyện Ninh Giang xây dựng nhà bia lưu niệm tại Miếu Tây Đà Phố về 2 sự kiện nối trên, để thế hệ sau học tập và giữ gìn.

* Phong tục lễ hội:

Dưới thời phong kiến, Làng Đà Phố có nhiều kỳ lễ hội, nhưng quan trọng nhất là hai kỳ lễ: Lễ kỷ niệm ngày sinh hai vị thành hoàng 15 tháng 08 và lễ kỷ niệm ngày mất từ ngày 15đến ngày 17 tháng 11 âm lịch. Lễ ngày 15 tháng 8 là ngày sinh, nhân dân mở cửa đình từ chiều ngày 14, và tổ chức rước ngai thờ từ Miếu Đông về Miếu Tây về đình để tế yết. Chiều ngày 15 lại rước về và đóng cửa đình, không có các trò chơi dân gian, quy mô lễ hội nhỏ. Trong một năm lễ hội lớn nhất là lễ hội kỷ niệm ngày mất của Trương Uy, Trương Diệu, được tổ chức từ ngay 14 đến ngày 17 tháng 11 âm lịch, Trong đó ngày 15 là ngày chính hội . Xin nêu tốm tắt một số nét chính của lễ hội này.

Vào những tháng cuối năm, sau khi đã thu hoạch mùa mạng, người dân nơi đây đã sớm chuẩn bị cho lễ hội. Họ dùng những sản vật nông nghiệp dâng lên cung thỉnh Thành hoàng làng.

- Ngày 14 là ngày mở của đình,Miếu Đông và Miếu Tây, các bô lão và trai tráng trong làng dọn dẹp, chồng kiệu, bao sái đồ thờ, dọn dẹp đường làng ngõ xóm để phục vụ lễ hội.

 Ngày 15 là ngày chính hội. Tại Làng Đà Phố có 4 giáp: Giáp Đông, Tây, Nam ,Bắc các bô lão, trong làng đã tập trung ra đình từ ngay sáng sớm để chuẩn bị lễ vật. Trai tân từ 18 tuổi ăn mặc chỉnh tề để rước 2 kiệu, trên 2 kiệu có bát hương, mũ cánh chuồn của Uy Công và Diệu Công từ đình ra Miếu Đông ( nơi thờ Trương Uy cách đình 300m về phía Đông),sau đó tiếp tục rước Miếu Tây ( nơi thờ Trương Diệu). Đoàn rước có bát bửu, bát âm, long đình, kiệu bát cống đi thành hangftuwf đình ra Miếu Đông, từ Miếu Đông thì dừng lại lễ nghênh thần. Sau đó rước tiếp về Miếu Tây làm lễ nghênh thần rồi về đình , lại tiếp tục tế lễ( trước năm 1945 trở về trước quan tri huyện phải về làm chủ tế).

- Ngày 15 là ngày thi các mâm cỗ to, thi lợn tế,và xôi nếp. Theo hương ước của làng thì mỗi giáp được chia ruộng công, để đến ngày lễ hôi, các giáp phải có một mâm ngũ quả, 1 con lợn tạ và xôi nếp vừa để lễ Thành hoàng langfvuwaf để làm cỗ thi, sau đó phân tán về 4 giáp. Vì muốn giật được giải đòi hởi mỗi giáp cẩn thận trong việc làm ỗ.

 - Ngày 16 nhân dân trong làng và các làng lân cận tiếp tục tổ chức tế lễ, và tổ chức các trò chơi .

- Ngày 17 nhân dân lại tập trung trai tráng rước linh vị Trương Uy, Trương Diệu về an vị tại hai Miếu. Sau đó tế dã đám, kết thúc lễ hội.

Trong những ngày lễ hội có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: Múa rối nước, vật, cờ người, bịt mắt bắt dê, đi cầu thùm, bắt vịt tỏ tôm điếm.tối có thể tổ chức hát chèo. Hoạt động lễ hội là sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu được của nhân dân địa phương.

Ngoài ra theo lệ làng quy định, hàng năm vào dịp tuần dằm đình đám. Nam giới phải lần lượt làm xôi, thịt, chè để chức dịch và hàng giáp ăn uống.

Năm 1945 lễ hội làng Đà Phố không được tổ chức do đất nước ta bước vào thời kỳ kháng chiến trường kỳ, đình Đà Phố bị giặc đốttháng 3 năm 1950. Miếu Tây bị phá năm 1972; năm 1975 chuyển Miếu đông về dựng tại Miếu Tây và rước linh vị Trương Uy về thờ chung với Trương Diệu. Từ đó đến nay Miếu Tây trở thành trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của làng Đà Phố.

Đến năm 2000 lễ hội mới được mở lại tại Miếu Tây, hình thức tuy đơn giản, nhưng đáp ưng được cuộc sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.

IV- KHẢO TẢ DI TÍCH

Miếu Tây Đà Phố được xây dựng từ lâu, trên gò đất cao giữa cánh đồng, bên cạnh là chùa Khánh Linh , có kiến trúc chữ Đinh (  ) gồm 3  gian tiền đường và hai gian thượng điện mới được khôi phục năm 2000, Miếu chùa chạy dài theo hướng Bắc –Nam .Theo thuyết phong thủy thế đất của miếu chàu nắm trên đuôi con rồng, mà đầu rồng là gò đất gần miếu Đông. Phía trước có ao miếu, xa xã là dòng sông Luộc quanh co uốn lượn. Do năm tháng và chiến tranh nên cảnh quan khu di tích đã biến dạng đang trong quá trình tu tạo.

Trong khoảng thời gian nội tự được xá định 3.089 m2, miếu Tây Đà Phố kiến trúc kiểu chữ Đinh ( J) gồm Tền tế 3 gian hồi bít đốc và 1 gian Hậu cung,Tiền tế và Hậu cung chất liệu bằng gỗ lim .

Từ ngoài nhìn vào, khu Miếu Tây Đà Phố khá bề thế, hấp dẫn. Nhà Tiền tế mới dựng lai năm 1975 do lấy toàn bô kiến trúc ngôi miếu Đông ( miếu cũ do giặc pháp đốt tháng 3 năm 1950 ), trên câu đầu Tiền tế có dòng lạc khoản dựng trụ thượng lương giờ tốt ngày lành tháng 2 dương lịch Mậu Tuất – niên hiệu Thành Thái 10 ( 1898). Tiền tế gồm 3 gian, lợp ngói mũi, hai hồi được đắp nổi đề án “ Hổ Phủ"- hình tượng văn hóa phồn thực cầu no đủ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hệ thống bẩy hiên được trạm nổi đề tà lá lật, lá lật hóa long, hai bẩy ở giữa chạm nổi hai con rồng mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Mặt trước được lắp đặt 2 bộ cửa thượng song hạ bản. Tòa Tiền tế dài 12,6m , rộng 5,6m, cao 4,87m , có kiến trúc kiểu kẻ chuyền chồng chóp, lòng mở theo công thức “ Thượng tứ hạ ngũ", đây là một tòa nhà đẹp, chắc chắn và khá hoàn thiện. Kết cấu chính của tòa nhà này là các vị kèo , hệ thồng xã, hoành, và kẻ liền bẩy. Tòa tiền tế gồm 4 vì kèo hồi có kiến trúc giống nhau, 2 vì kèo giữa có kiến trúc phía trước là kẻ liền bẩy, vì nách phía sau giáp với 2 xối là hệ thống con chồng; hệ thống các chi tiết của vì kèo khá đầy đủ bao gồm cột cái có đường kính 27cm, cột quân đường kính 20cm, các chi tiết khác như kẻ liền bẩy, câu đầu, trụ, các con thuận, gường bụng lợn, đều được các nghệ nhân dân gian chế tạo khá hoàn chỉnh và nghệ thuật. Các vì kèo này

Có hệ thống kẻ liền bẩy, kẻ đi qua đầu cột quân và cột cái đỡ câu đầ. Trên câu đầu là 2 khoảng giường phía trên có giường bụng lợn, tạo thành giá chiêng khá hoàn chỉnh. Liên kết giữa các vì kèo ở các gian là hệ thốn xà quân, xà thượng. Các thanh xã đều được soi chỉ, tạo má chai bào nhẫn khá chắc chắn.. Hệ thống dui, lá mái, tầu , gộp mái chắc chắn, tao dáng đẹp cho toàn ngôi miếu.

Bài trí thờ tự tại đây gồm có: 1 nhang án và một số đồ thờ mới do nhân dân công đức. Trên khung xã được lắp đặt 1 bức đại tự mới làm năm 2002:

Phiên âm: “ Hách trạc Thanh Linh"

Nghĩa :Tiếng linh thiêng hiển hách trong sạch

Phía dưới đại từ là y mongoox sơn son thếp vàng làm năm Tân Hơi –niên hiệu Duy Tân( 1911). Hai bên cột có 2 câu đối

Phiên âm: Vũ Xá sinh thời kim tự taijYeen Sơn linh tích cổ do truyền

Nghĩa : Vũ Xá đền thờ lúc còn sống nay vẫn còn tồn tại

Yên Sơn dấu tích linh thiêng từ sưa vẫn lưu truyền

Tiếp đến tiền tế là Hậu cung. Công trình 1gian  bằng gỗ lim. Kiến trúc tại gian Hậu cung rất độc đáo, toàn bộ vì kèo và hai cột vì ngoài của Hậu cung được thay thế bằng vì kiểu vành mai trạm nổi lương long chầu nguyệt được sơn son thếp bạc. Vì kèo thứ 2 sát tuwowngfcos kiến trúc vì chính thay bằng bức cuốn trạm hổ phù , hai bên vì lách có cuốn trạm nổi vân hóa long. Vì kèo này đã được sơn son thếp bạc. Về phần nề ngõa hậu cung được làm giống như tiền tế. Chỉ khác Hậu cung không có cửa, để thông với Tiền tế.

Khác với Tiền tế, bài trí thờ tự tại Hậu cung được thể hiện khá trang nghiêm. Chính giữa là 2 khám thờ bên trong có tượng Trương Uy, Trương Diệu. Tượng chất liệ gỗ do nhân dân công đực năm 2000. Về mặt tạo hình, Trượng Trương Uy được tạc theo tư thế ngồi trong ngai, phỏng theo dáng tượng thời Nguyễn TK19. Hai chân để xuôi, tay phải đặt trên đùi, cổ tay nâng cao,lòng bàn tay cầm cuốn thư, ngón khép lại.Tay trái đặt trên đùi, lòng bàn tay úp xuống, mũi hướng về phía trước. Khuôn mặt sáng quắc thước, mắt nhìn thẳng, râu rậm, miệng hơi mỉm cười . tượng Trương Diệu cũng tác giống tượng Trương Uy, chỉ khác tay phải cầm bút, phía trước là bộ phận tam sự gồm đỉnh hương đồng và 2 con hạc. Đối xứng hai bên được bài trí đôi lục bình , cây nến, mâm bồng, bát hương... theo nguyên tắc cân đối, đăng đối tạo sự nghiêm trang.

V- PHÂN LOẠI DI TÍCH:

Qua việc khảo sát, nghiên cứu tại di tích và các tài liệu có liên quan như thần tích ,sắc phong, câu đối, đại tự ... Căn cứ vào các công trình kiến trúc, đặc biệt di tích gắn liền với phong trào cách mạng của địa phương, cũng như của huyện Ninh Giang, lên chúng tôi thấy di tích đạt được yuees tố : Lịch sử văn hóa, Vì vậy đề  nghị  Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xếp hạng di tích thuộc loại LỊCH SỬ VĂN HÓA

VI- CÁC HIỆN VẬT TRONG DI TÍCH

Trước đây di tích có khá nhiều cổ vật quý, nhuwnh trải qua chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, nhiều cổ vật đã bị mất mát , hư hỏng, nhất là hệ thống bia ký, câu đối, đại tự dụng cụ rước thần ... Tuy vậy, hiện nay Miếu Tây Đà Phố vẫn còn lưu giứ một số cổ vật có giá trị;

+ 1 con lân đá thời Nguyễn( đầu TK20)

+ Hai con voi đá thời Nguyễn ( đầu TK20)

+ 1 ngai thờ sơn son thếp vàng thời Nguyễn ( đầu TK20)

+ 2 pho tượng Trương Uy và Trương Diệu

+ 1 y môn gỗ sơn son thếp vằn năm 1911

+ 1 hòm sắc sơn son thiếp bặc thời Nguyễn ( đầu TK20)

+ 1 sắc phong năm Khải Định 9 ( 1924)

+ 1 quyển thần tích thời Nguyễn

Và một bồ tế tự khác do nhân dân mới sắm.

VII- GIÁ TRỊ LỊCH SỬ KHOA HỌC:

Miếu Tây Đà Phố là một di tích lịch sử - văn hóa tôn thờ hai vị thành hoàng Trương Uy, Tương Diệu. Tiểu sử của các ngài đã được ghi trong thần tích, sắc phong, câu đối, đại tự và trong tài liệu lưu trữ tại viện thông tin khoa học xã hội. Nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của vị thành hoàng làng giúp chúng ta hiểu thêm thân thế về xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh dành độc lập, tự chủ của Triệu Việt Vương.

Đối với địa phương, Trương Uy, Trương Diệu là liềm tự hào của mọi thế hệ. Tại di tích, đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương và huyện Ninh Giang, nơi ghi dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng làng xã dưới thời phong kiến, đây là những phong tục tập quán, văn hóa phi vật thể của dân tộc mà Đảng và Nhà nước gia sức giữ gìn. Nghiên cứu thân thế sự nghiệp của thành hoàng làng Đà Phố và phong tục lễ hội, giúp chúng ta nghiên cứu lịch sử địa phương một cách thuận lợi.

VIII-TRẠNG THÁI BẢO QUẢN DI TÍCH.

Là một di tích mới được khôi phục lại, nhìn chung các hạng mục của công trình còn khá bần vững. Tuy nhiên, do nhiều hoàn cảnh khác nhau, lên di tích chưa được thường xuyên tu bổ, hệ thống sân vườn và các công trình phụ cận từng bước được quy hoạch. Trọng những năm gần đây, chính quyền và nhân dân đã có ý thức trong việc bảo vệ, tu sửa và giữ gìn do vậy di tích đang ngày một khang trang.

Hiện nay, di tích đã có ban quản lý do thôn cử ra, các thành viên hoạt động tích cực. Ban quản lý luôn được củng cố và điều hành việc tu sửa cũng nhhuw hoạt động tín ngưỡng và tích cực và kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân giữ gìn và tôn tạo khu di tích. Nhân dân trong thôn rất ngưỡng mộ, có ý thức và hăng hái công đức tiền, của, để chống xuống cấp và tôn tạo di tích. Tuy nhiên lực lượng bảo vệ còn mỏng, miếu lại xa khu dân cư, vì vậy ban quản lý cần có kê hoạch bảo vệ các cổ vật, không để các đồ thờ tự hoặc tài sản bị mất mát hư hỏng thất lạc trong thời gian tới khi miếu Tây Đà Phố được xếp hạng, UBND xã sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chắc chắn việc giữ gìn, phát huy tác dụng của di tích sẽ được tốt hơn.

IV- PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH:

-Trước hết là củng cố ban quản lý di tích, đề cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn và phát huy tốt tác dụng của di tích. Khi được xếp hạng, di tích thuộc quyền quản lý của UBND xã chắc chắn hiểu quả sẽ cao hơn.

- Tiếp tục động viên nhân dân địa phương, phát huy quyền làm chủ của mình trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời xây dựngphương án tổ chức lễ hội  đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

- Để thực hiện tốt việc bảo tồn di tích, địa phương cần có kế hoạch triển khai Luật Di sản văn hóa đã được Nhà nước công bố năm 12//07/2001, giáo dục toàn dân có ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc, tiếp tục tu sửa di tích ngày một khang trang.

- Thực hiện tốt việc khoanh vùng quy hoạch tổng thể khu di tích để phát triển khu di tích trong tương lai.

- Lập Dự án tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp cho toàn khu di tích.

X- CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ BẢO VỆ DI TÍCH:

- Ngày 23/11/1945 Hồ Chủ Tịch đã ký xác lệnh số 65 về việc “Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam". Sắc lệnh nêu rõ: “Cấm phá hủy đền, chùa, miếu, bia ký, đồ vật, chiếu sách, văn bằng, giấy má, sách vở, có tích chất tôn giáo nhưng vẫn có ích cho lịch sử".

- Ngày 19/10/1957 Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 59/TTG về việc bảo vệ các di tích lịch sử.

- Ngày 04/04/1984 Nhà nước đã ban hành “Pháp lệnh bảo vệ di tích lịc sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh".

- Ngày 12/07/2001 Nhà nước đã công bố Luật di sản văn hóa số 09/2001/L- CTN.

- Ngày 11/11/2002 Chính phủ đã ra Nghị định số 92/2002/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành môt số điều của Luật di sản văn hóa.

          - Tỉnh Hải Hưng trước đay là tỉnh Hải Dương ngày nay đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác bảo tồn di tích.

Thực hiện Sắc lệnh, Nghị định, Pháp lệnh của Nhà nước năm 1972 và năm 1994 Bảo tàng Hải Hưng nay là Bảo tàng Hải Dương đã kiểm kê, đăng ký bảo vệ di tích miếu Tây Đà Phố, xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang.

          Căn cứ vào giá trị của di tích và nguyện vọng của cán bộ và nhân dân địa phương; Bảo tàng Hải Dương đã cử cán bộ chuyên môn, kết hợp với địa phương lập hồ sơ di tích chính thức đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích nói trên. Trên cơ sở đó, địa phương mới có cơ sở pháp lý để giữ gìn và phát huy tác dụng của di tích.

                                                            Một số hình ảnh khu Di tích 

220.jpg

221.jpg

222.jpg